QCVN 01:2020/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện
QCVN 01:2020/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện
QCVN 01:2020/BCT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Công Thương ban hành, có hiệu lực từ năm 2020, thay thế QCVN 01:2008/BCT. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu bắt buộc trong thiết kế, thi công và vận hành hệ thống điện nhằm đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị và tài sản, đặc biệt trong môi trường công nghiệp, nhà máy, trạm biến áp và công trình có nguy cơ cao.
Phạm vi áp dụng của QCVN 01:2020/BCT
Quy chuẩn áp dụng cho:
- Các tổ chức, cá nhân thiết kế, xây dựng, vận hành, kiểm tra hệ thống điện từ cấp 0,4kV đến 500kV
- Hệ thống điện công nghiệp, điện lực, nhà máy, khu công nghiệp, công trình dân dụng
- Các công trình lắp đặt thiết bị sử dụng điện, trạm biến áp, tủ điện, hệ thống chống sét, tiếp địa an toàn
Nội dung liên quan đến hệ thống chống sét & hệ thống tiếp địa
Trong các chương mục của QCVN 01:2020/BCT, phần về bảo vệ chống sét và tiếp địa an toàn là nội dung bắt buộc:
1. Yêu cầu về chống sét đánh trực tiếp
- Các công trình cao tầng, nhà xưởng, trạm điện… cần được trang bị hệ thống chống sét trực tiếp (cột thu lôi hoặc kim thu sét ESE)
- Thiết bị thu sét phải được tính toán bán kính bảo vệ, cao trình lắp đặt, thoát sét hợp lý
- Cáp thoát sét, mối nối, điểm chuyển tiếp phải đảm bảo tiêu chuẩn dẫn điện và cơ học
2. Yêu cầu về chống sét lan truyền
- Tất cả các tủ điện chính, nhánh cấp, hệ thống điều khiển, camera, tín hiệu… bắt buộc phải lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền (SPD)
- SPD phải đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC 61643-11 hoặc tương đương, lắp đúng loại theo vị trí (Type 1, Type 2, Type 3)
- Quy định điện trở tiếp địa không vượt quá 4 Ω cho các hệ thống thiết bị điện
- Với hệ thống chống sét trực tiếp, điện trở cho phép tối đa ≤ 10 Ω
- Nên dùng hóa chất giảm điện trở GEM, cọc tiếp địa mạ đồng, hàn hóa nhiệt để đảm bảo độ bền lâu dài và an toàn vận hành
Tổng kết
QCVN 01:2020/BCT là tiêu chuẩn khung bắt buộc khi triển khai các công trình điện, hệ thống chống sét và hệ thống tiếp địa. Việc áp dụng đúng quy chuẩn không chỉ đảm bảo tuân thủ pháp luật mà còn giúp giảm thiểu rủi ro về điện, cháy nổ, hư hỏng thiết bị và thiệt hại kinh tế